Đế quốc La Mã và Parthia Chiến_tranh_La_Mã-Parthia

Những cuộc chiến tranh bất phân thắng bại

Dưới sự đe dọa của một cuộc chiến tranh sắp xảy ra giữa hai cường quốc, Gaius CaesarPhraataces đã tạo ra một phác thảo thỏa hiệp giữa hai cường quốc trong năm 1 SCN. Theo thỏa thuận, Parthia tiến hành rút quân khỏi Armenia, và chấp nhận sự bảo hộ trên thực tế của La Mã đối với toàn bộ quốc gia này. Tuy nhiên, sự cạnh tranh quyền kiểm soát của La Mã-Ba Tư và ảnh hưởng ở Armenia tiếp tục suy giảm trong vài thập kỷ tới.[12]

Với việc vua Parthia, Artabanus III, quyết định đưa người con trai mình, Arsaces, ngồi lên ngai vàng Armenia bỏ trống đã gây ra một cuộc chiến tranh với Roma vào năm 36 SCN. Artabanus III sau đó đã đạt được một đồng thuận chung với viên tướng La Mã, Lucius Vitellius, về việc từ bỏ tuyên bố của Parthia đối với phạm vi ảnh hưởng của họ ở Armenia.[13] Một cuộc khủng hoảng mới đã nổ ra vào năm 58, khi người La Mã xâm chiếm Armenia sau khi vua Parthia Vologases I đưa người em trai Tiridates ngồi lên ngai vàng Armenia.[14] Quân đội La Mã dưới quyền Corbulo đã lật đổ Tiridates và thay thế ông ta bằng một hoàng tử Cappadocia. Điều này buộc người Parthia phải tiến hành đáp trả và một loạt các chiến dịch bất phân thắng bại xảy ra ở Armenia ngay sau đó. Cuộc chiến tranh đã kết thúc vào năm 63, khi người La Mã đồng ý cho phép Tiridates và con cháu ông ta cai trị Armenia với điều kiện là họ được các hoàng đế La Mã ban cho vương quyền.[15]

Chiến tranh Parthia của Trajan

Một loạt các cuộc chiến tranh mới đã bắt đầu vào thế kỷ thứ 2, trong thời gian đó người La Mã luôn giữ thế thượng phong trước Parthia. Trong năm 113, hoàng đế La Mã Trajan quyết định rằng đây là thời điểm chín muồi để giải quyết "vấn đề phía Đông" một lần và mãi mãi bằng cách đánh bại hoàn toàn Parthia và sáp nhập Armenia, cuộc chinh phục của ông đánh dấu một sự thay đổi có chủ ý trong chính sách của La Mã đối với Parthia, và một sự thay đổi trọng tâm trong "chiến lược" của đế quốc[2].

Vào năm 114, Trajan xâm chiếm Armenia, sáp nhập nó thành một tỉnh La Mã, và giết chết Parthamasiris, người được đặt trên lên ngai vàng của Armenia bởi người họ hàng của ông ta, vua của Parthia, Osroes I.[16] Năm 115, hoàng đế La Mã chiếm đóng miền bắc Lưỡng Hà và cũng sáp nhập nó vào Roma, cuộc chinh phục vùng đất này được coi là cần thiết.[16] Tiếp đó người La Mã đánh chiếm kinh đô của Parthia, Ctesiphon, trước khi dong thuyền xuống hạ lưu đến Vịnh Ba Tư. Tuy nhiên, trong năm này cũng đã nổ ra các cuộc khởi nghĩa ở Palestine, Syria và phía bắc Lưỡng Hà, trong khi một cuộc khởi nghĩa lớn khác của người Do Thái nổ ra trong lãnh thổ La Mã, khiến cho nguồn lực của quân đội La Mã bị trải rộng ra một cách nghiêm trong. Trajan còn thất bại trong việc đánh chiếm Hatra, mà tránh được thất bại hoàn cho người Parthia. Lực lượng Parthia cũng đã tấn công các vị trí quan trọng và các đơn vị đồn trú La Mã tại Seleucia, NisibisEdessa đã bị cư dân địa phương đánh đuổi. Trajan sau đó đánh bại được quân khởi nghĩa ở vùng Lưỡng Hà, và đưa hoàng tử Parthia Parthamaspates lên làm vua chư hầu rồi rút về Syria. Trajan qua đời vào năm 117, trước khi ông có thể tiếp tục cuộc chiến tranh.[17]

Chính sách của Hadrianus và những cuộc chiến tranh bành trướng khác

Người kế vị của Trajan, Hadrianus, đã kịp thời đảo ngược chính sách của người tiền nhiệm. Ông đã quyết định rằng mối quan tâm của Roma là thiết lập lại Euphrates như là giới hạn đối với sự kiểm soát trực tiếp của nó, và sẵn sàng trở lại status quo ante, với việc từ bỏ lãnh thổ của Armenia, Lưỡng Hà, và Adiabene, trao lại cho các vị vua trước đây của chúng cùng các vị vua chư hầu. Một lần nữa, ít nhất là trong nửa thế kỷ, Roma tránh hoạt động can thiệp vào phía đông của sông Euphrates.[17]

Chiến tranh trên khắp Armenia nổ ra một lần nữa vào năm 161, khi Vologases I đánh bại người La Mã ở đó, chiếm Edessa và tàn phá Syria. Trong năm 163, người La Mã đã phản công dưới sự chỉ huy của Statius Priscus và đánh bại người Parthia ở Armenia rồi đưa một người tranh vị do họ ủng hộ lên làm vua của Armenia. Sang năm sau, Avidius Cassius bắt đầu một cuộc xâm lược vào vùng Lưỡng Hà, giành chiến thắng trong các trận chiến tại Dura-Europos và Seleucia rồi cướp phá Ctesiphon vào năm 165. Dịch bệnh, có thể là bệnh đậu mùa, mà đang càn quét Parthia lúc bây giờ lan sang quân đội La Mã, dẫn đến sự rút lui của họ.[18]

Vào năm 195, hoàng đế Septimius Severus bắt đầu một cuộc xâm lược mới vào vùng Lưỡng Hà, và chiếm đóng Seleucia, Babylon, rồi sau đó cướp phá Ctesiphon một lần nữa vào năm 197. Các cuộc chiến tranh sau đó đã dẫn đến việc người La Mã giành lại khu vực phía bắc Lưỡng Hà, tới tận khu vực xung quanh NisibisSingara.[19] Một cuộc chiến cuối cùng chống lại người Parthia đã được hoàng đế Caracalla tiến hành, ông đã cướp phá Arbela vào năm 216, nhưng sau khi ông bị ám sát, người kế nhiệm ông là Macrinus đã bị đánh bại bởi người Parthia gần Nisibis và đã phải bồi thường chiến phí.[20]

Sự trỗi dậy của nhà Sassanid

Đế quốc Parthia cuối cùng đã bị Ardashir I lật đổ khi ông tiến vào Ctesiphon trong năm 226. Nhà Sassanid đã tập trung quyền lực về trung ương nhiều hơn so với các triều đại Parthia. Cho đến khi nhà Sassanid lên nắm quyền, người La Mã vẫn chủ yếu là những kẻ xâm lược. Tuy nhiên, nhà Sassanid, vốn là người Ba Tư, đã quyết định xâm chiếm lại toàn bộ đất đai mà triều đại Achaemenid đã từng nắm giữ mà bây giờ đã bị mất. Chủ nghĩa dân tộc nhiệt thành của họ khiến cho họ trở thành kẻ thù tích cực hơn đối với người La Mã hơn người Parthia đã từng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_La_Mã-Parthia http://www.allempires.com/article/index.php?q=war_... http://books.google.com/?id=3yUkzNLiY4oC&dq=Pompey... http://books.google.com/?id=6rLDy6qqi0UC&dq=Mackay... http://books.google.com/?id=Ko_RafMSGLkC&pg=PA124&... http://books.google.com/?id=MNSyT_PuYVMC&dq=parthi... http://books.google.com/?id=Swt66Fh4NcUC&dq=Rawlin... http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/... http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/... http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/... //dx.doi.org/10.2307%2F300283